Chuyên mục
Ghi chép

#event – Software tại IMF

Tuần trước mình có tham dự một event mang tên How Software Is Made In The IMF, có vài ý hay, mình muốn note lại ở đây.

Đầu tiên, người tham gia nói là một người Việt Nam, anh Mic Nguyễn. Anh này đã làm cho tổ chức này được vài năm với vị trí đâu đó là một project manager.

Một số thông tin như sau, thực ra có cái hay ho, có cái ai cũng biết:

  • IMF chi cho công nghệ là $136M hàng năm.
  • Tất cả nhân viên sử dụng sản phẩm của Apple: iPhone, iPad, Mac, etc. Lý do quan trọng là bảo mật. Nhưng vẫn sử dụng nhiều phần mêm từ Windows như: Office, Sharepoint, etc.
  • IMF có một store riêng, để các thiết bị chỉ có thể cài từ store đó.
  • IMF có partnership với Apple để có thể phát triển một browser của riêng họ từ Safari. Browser của họ có thêm một vài lớp bảo mật: phải đăng nhập tài khoản của IMF, sử dụng VPN, và tracking dữ liệu qua lại (có thể auto block nếu thấy có vấn đề khả nghi).
  • Họ có ba team (nguồn) chính để tạo nên phần mềm: team hệ thống (internal), IT group của team finance (internal), và các công ty được chỉ định bên ngoài (external).
  • Trước khi release ra phần mềm nào đó thì họ sẽ phải gửi qua cho một đội in-house hacking team. Team này là những người có chứng chỉ về hacking. Họ không thuê bên ngoài để làm các vấn đề dạng security audit thế này.
    Thực ra, mình nghĩ là khá là bình thường với các công ty, tổ chức lớn.
  • Ước tính thời gian thực hiện. Anh Mic là project manager thì một số công thức của anh ý như sau: hỏi những người trực tiếp trong team ước chừng thời gian làm, anh có buffer 50% – không cho team biết, và khi thông báo cho sếp thì là 200% so với thời gian mọi người report. Quan điểm của anh ý khá giống với bên customer service: under promise, over deliver.
  • Về dữ liệu: bên này dùng cả cloud và private server (hybrid). Cloud là dùng Gold Cloud Amazon. Private server là họ tự build cho các dữ liệu cực kỳ sensitive và bảo bật, tính ra là $50M/năm. Nói chung là vẫn không dám đưa hết lên cloud
  • Họ đặc biệt sợ những thứ gì gọi là open source.
    Ồ, có vẻ trái ngược với WordPress. Thực ra cũng không sao, tuỳ tính chất mà người ta có viewpoint khác nhau.

Gửi phản hồi