Chuyên mục
Chia sẻ

Hạnh phúc

Hạnh phúc là gì? Mục tiêu cuối cùng ở trong cuộc sống là để làm gì? Khi đọc những dòng này, đừng bạn nào tưởng là mình sắp làm gì dại dột nhé.

Bản thân mình hay bị rơi vào cảm giác buồn chán, không hẳn là không hạnh phúc, mà là tự dưng mất đi động lực để làm việc và học tập. Mình cực kỳ hưng phấn và tập trung cao độ khi cần đạt được mục tiêu nào đó. Tuy nhiên, khi mất đi các thử thách, thời gian thừa thãi quá nhiều, cảm giác buồn chán bắt đầu.

Bài viết này chỉ đơn thuần là mình ghi chép lại từ một số thông tin thú vị từ các nghiên cứu trên thế giới, và ngoài ra để bản thân mình có hướng tiếp cận tốt hơn cho những lúc chán nản.

Chinh phục Fansipan năm 2011. Một trong những thời điểm cực kỳ phấn khích và hạnh phúc của mình.
Chinh phục Fansipan năm 2011. Một trong những thời điểm cực kỳ phấn khích và hạnh phúc của mình.

Table of Contents

Như thế nào thì hạnh phúc

Có công việc được nhiều người ngưỡng mộ, và thu nhập cao.
Có hình ảnh gia đình đăng ngập tràn trên Facebook.
Có khả năng đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới.

Sẽ có những người khi đạt được những thứ đó thì cảm thấy hạnh phục. Tuy nhiên, mình ít nhiều thì lại không thấy hạnh phúc, hay vui vẻ với những điều đó.

Gần đây, thời điểm mình thấy vui vẻ là khi mình chính thức nghỉ việc. Công việc cũ của mình rất ổn trong con mắt của bạn bè xung quanh, trong khi bản thân mình thì nó lại là cực hình. Thu nhập tương đối OK, nhưng mình cảm thấy bị kìm hãm sự phát triển. Sau khi nghỉ, mình rất hưng phấn khi có thể làm một số việc như: học tiếng TBN, apply job mới, nấu ăn, nhìn ngắm cuộc sống, lâu lâu làm tý bia pub…

Tiền bạc có đem lại hạnh phúc?

Bản thân mình, mình cực kỳ phấn khích khi được nhận những đồng tiền lương đầu tiên, và sau mỗi lần được tăng lương nó giúp mình thêm nhiều hứng khởi. Nhưng khi đạt đến một ngưỡng nào đó giúp mình hiện thực hoá một số ước mơ nho nhỏ, mình lại mất động lực khi tiền bạc tăng lên. Mình không vui vẻ hơn khi sếp thông báo tăng lương.

Hoá ra cái cảm giác này nó lại rất phù hợp với các nghiên cứu đại ý như: ngưỡng thu nhập nào sẽ giúp bạn hạnh phúc cực độ [1], [2], [3]. Kết luận chung từ những nghiên cứu này đại ý là: mỗi người sẽ có một ngưỡng thu nhập để cảm thấy hạnh phúc nhất, phụ thuộc vào mức chi tiêu, khu vực sinh sống, v.v. Lúc đầu, tăng thu nhập sẽ giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc, sau đó tăng thêm thu nhập chỉ giúp ta hạnh phúc thêm chút xíu, và cuối cùng khi có thêm nhiều tiền hơn một ngưỡng nào đó, chúng ta lại giảm hạnh phúc.

Vậy điều gì làm chúng ta hạnh phúc?

Gần đây, báo chí Việt Nam có bài viết dịch từ báo chí nước ngoài. Đại ý là không phải tiền bạc, địa vị xã hội, công việc hết mình với nó, gia đình để yêu thương. Hoá ra đó lại là xây dựng các mối quan hệ bền vững và tốt đẹp. Suy cho cùng, con người phải sống trong một cộng đồng và phải hoà mình vào cộng đồng đó thì mới cảm thấy hạnh phúc được.

Các bài viết này đều lấy dẫn chứng từ một công trình khoa học tới 75 năm của trường Harvard, mang tên Grant Study. Có một số điểm thú vị ở công trình này mà các báo Việt Nam không nói đến:

  • Công trình này chỉ hoàn toàn nghiên cứu nam giới.
  • Mối quan hệ gần gũi với bố mẹ ở thời niên thiếu giúp đứa trẻ có thu nhập cao hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn.
  • Thành công về tài chính của mỗi người hoàn toàn không có sự liên quan tới chỉ số IQ, mà phụ thuộc vào sự nồng ấm của các mối quan hệ.

Bản thân mình đang tìm cách để giảm thiểu thời gian cảm thấy chán nản và làm mọi thứ vui vẻ (hạnh phúc) lên. Bạn thì sao? 🙂

2 trả lời trong “Hạnh phúc”

Thành công về tài chính của mỗi người hoàn toàn không có sự liên quan tới chỉ số IQ, mà phụ thuộc vào sự nồng ấm của các mối quan hệ.=> điều này quả thật không tệ, dù bất kỳ ở đâu cũng vậy. Cảm ơn vì bài viết.

Gửi phản hồi