Xã hội thay đổi nhanh quá, ai không thích ứng được thị bị ra dìa và nghèo đói đi. Ngược lại, ai thích ứng được thì chỉ có giàu lên.
Bài tổng hợp các bình luận về môi trường làm việc ở Amazon trên New York Times đưa ra hai luồng thông tin : những người làm bên phần mềm (engineering) thì được đối xử rất tốt, còn những người làm ở quản lý kho (warehouse) thì kêu ca vất vả.
Table of Contents
Thế giới phẳng
Ngày này chúng ta được nghe nói nhiều về “Thế giới phẳng”. “Phẳng” ở đây bao gồm nhiều ý nghĩa, trong đó có yếu tố tạo ra cơ hội tiếp xúc với tri thức đơn giản hơn rất nhiều. Các môn khoa học, lý thuyết… cơ bản đều có sẵn trên internet free hoặc với một chi phí rất rẻ so với trước đây. Bạn không tận dụng, không trang bị cho mình tiếng Anh thì sẽ vậy bị như ở nhóm làm ở nhà kho của Amazon.
Trong mội buổi nói chuyện về innovation, một diễn giả đã nói: khi một innovation tạo ra thì sẽ tạo ra hoặc phá hủy nghề nghiệp mới, nhưng vấn đế là giờ đây sự thay đổi rất nhanh.
Câu chuyện điển hình trong thời gian gần đây là Yahoo sụp đổ vì không thay đổi nhanh chóng, hay cũ hơn tý xíu là Nokia.
Câu chuyện gần gũi với bản thân chúng ta?
Đó là Excel và các phần mềm kế toán. Ngày xưa, để làm một khối lượng công việc cần 20 kế toán, giờ với phần mềm chỉ còn 2 người.
Đối tượng tiếp theo? Nhiều công ty fintech ra đời sẽ dần dần loại bỏ công việc của nhân viên quầy ở ngân hàng. Xe ô tô tự lái của Tesla sẽ loại bỏ các công việc lái xe.
Làm gì để thích ứng với sự thay đổi?
Không ngừng học hỏi và làm những công việc mà máy móc không thể thay thế.
Mình nói với các bạn và các em của mình, nếu không chắc mình muốn cái gì, làm cái gì, học cái gì thì nên học các môn khoa học (STEM) và đặc biệt là lập trình. Lập trình cực kỳ quan trọng, là lợi thế cực lớn, nhu cầu công việc rất lớn trong tương lai vì mọi thứ cần đến máy tính và lập trình. Nhu cầu nhiều đến mức mà Obama kêu gọi, Nhật kêu gọi, bác John Vu cực giỏi ở Mỹ người Việt cũng kêu gọi hãy học lập trình đi.