Cuối tuần này mình dành thời gian để hoàn thành cuốn tạp chí MIT Technology Review số kỷ niệm 120 năm ra đời của tạp chí. Một chủ đề rất thú vị và xuyên suốt cuốn tạp chí là: China Rules.
Đây là một góc nhìn từ một tạp chí về công nghệ và khoa học từ Mỹ về Trung Quốc, một đất nước đột nhiên gần đây được đưa tin với tuần suất về mức độ vượt trội trong phát triển công nghệ, thay vì là một đất nước đi copy cả thế giới và đã từng được mệnh danh là “Công xưởng thế giới”.
Table of Contents
Chuyến đi năm ngoái, chứng kiến Trung Quốc phát triển
Năm ngoái, mình có đi những thành phố giàu có và phát triển nhất Trung Quốc ở dọc ven biển phía Đông, gồm có: Quảng Châu, Thâm Quyến, Hàng Châu, và Thượng Hải.
Các thành phố phát triển này quả thực không kém gì các thành phố lớn khác của châu Âu hay Mỹ. Hệ thống tàu điện ngầm cực kỳ ổn và dễ chịu, thậm chí là còn hiện đại hơn các thành phố ở châu Âu. Đường phố thì sạch sẽ và văn mình. Các thành phố này cũng rất chịu khó đầu tư cho các bảo tàng, công viên, và cây xanh.
Hệ thống thanh toán thì cực ký thú vị khi hầu như các giao dịch đều được thực hiện qua hai app phổ biến: WeChat Pay và Alipay. Trong suốt chuyến đi của mình, phải đến tận sau 7, 8 ngày mình mới có thể sử dụng thẻ Visa, mà lại là ở Starbuck — một chuỗi cafe của Mỹ. Gần như người dân không sử dụng tiền mặt, và những người sử dụng tiền mặt thì cảm giác như bị hắt hủi. Không biết do muốn tạo rào cản hay vì quan ngại rửa tiền mà chỉ có tài khoản ngân hàng nội địa Trung Quốc mới có thể kết nối và sử dụng mấy cái ví này.
Ngoài vấn đề thanh toán thì vấn đề về ngôn ngữ cũng là rào cản. Mình đến khắp các hostel và Airbnb, thì mãi đến Thượng Hải mới có thể nói chuyện thoải mái với chủ nhà Airbnb bằng tiếng Anh. Còn lại, hầu như ở trong hostel, ngoài đường, trong quán ăn, mình không giao tiếp được với bất kỳ người nào. Tiếp đó, không có hai app thanh toán kia, mình cũng không thể access được vào các hệ thống tiện ích khác như: mua vé tàu, thuê xe đạp, mua vé vào bảo tàng, v.v.
Quay trở lại số báo MIT.
Gần đây, việc Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc là một câu chuyện thú vị. Tuy nhiên, mình đống ý với quan điểm rằng việc mở ra chiến tranh thương mại dường như chỉ là cái cớ của Mỹ để tìm cách hạn chế Trung Quốc có thể hưởng lợi từ các thành quả nghiên cứu công nghệ ở Mỹ.
Nhưng không vì thế để nói rằng đây là một cuộc chiến tranh lạnh tiếp theo. Trước đây, Mỹ và Liên Xô có cuộc chiến trạnh lanh thì hai cường quốc này phát triển công nghệ độc lập. Nhưng ngày này, với việc toàn cầu hoá diễn ra thì, Mỹ và Trung tuy gây chiến nhưng lại có những lợi ích đan xen mà việc triệt hạ hoàn toàn nhau lại là điểu không thể. Ví dụ, Apple phát triển được là nhờ sản xuất phần cừng ở Trung Quốc, trong khi người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi từ sản xuất giá rẻ ở Trung Quốc.
Số tạp chí này đưa ra nhiều thông tin hơn về các lĩnh vực khoa học công nghệ mà Trung Quốc đang theo đuổi và có vị thế lớn trên toàn thế giới. Thế nên, việc Mỹ lo ngại và tìm cách kiềm chế Trung Quốc qua cách này hay cách khác là hoàn toàn có cơ sở:
- AI – trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc có thể nói đang đi đầu, cùng với Mỹ trong phát triển lĩnh vực này. Họ thậm chí còn áp dụng vào để quản lý dân cư và lưu mẫu sinh học của người dân. Hay họ bắt đầu chấm điểm uy tín xã hội của người dân.
- Phát triển công nghệ xây đảo nhân tạo. Không nói về chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam, thì mọi người đang cần công nhận là Trung Quốc đi đầu về lĩnh vực này với quy mô lớn chưa từng có ở nhiều nơi trên thế giới.
- Không gian, vệ tinh. Ở Trung Quốc, một vài công ty tư nhân cũng đang phát triển rất nhanh và mạnh, có thể nói là không kém là mấy với SpaceX của Elon Musk.
- Công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR. Cuối năm ngoái 2018, một nhà khoa học của Trung Quốc công bố đã làm điều này ở trên người. Mặc dù gây rất nhiều tranh cãi, nhưng có thể nói là Trung Quốc tiếp cận công nghệ này không kém gì các nước khác, thậm chí còn dễ dàng hơn cho các nhà khoa học ở đây khi mà rào cản luật pháp và đạo đức không mạnh mẽ như ở Mỹ.
- Quantum – đây là công nghệ cho thế hệ vi xử lý và truyền tải thông tin tiếp theo. Trung Quốc cũng đang cực lực muốn cạnh tranh vị trí dẫn đầu trong nghiên cứu và phát triển công nghệ này. Công nghệ này có thể coi là nền tảng cho phát triển các lĩnh vực khác. Hiện nay, Mỹ vẫn là nước đi đầu trong sản xuất ra các con chip, nhưng tương lai thì chưa chắc.
- Năng lượng: có một thời, Trung Quốc vẫn đã và đang muốn xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân hơn nữa để đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ. Họ cũng đang dần dần tiên phong trong việc sản xuất các năng lượng tái tạo an toàn như nắng, gió… Ngoài ra, họ đã và đang giải quyết một bài toán khó của phân phối điện: ruyền tải dòng diện từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, có thể cách nhau cả hàng ngàn, thậm chí chục ngàn km. Gần đây, họ từng đề xuất ý tưởng đại ý là mạng lưới điện toàn cầu. Tức là, một số nước sẽ khai thác điện ở vùng xích đạo hay Bắc Cực, rồi truyền tải dưới lòng biển và bán điện cho các nước.
- Hệ thống thanh toán và siêu app của Alipay và WeChat Pay. Ở Trung Quốc, fintech phát triển theo một hướng khác. Họ không bị hạn chế bởi chính quyền, thậm chí chính quyền còn ngầm cho họ triển khai, và xây dưng hệ thống pháp luật sau. Còn ở Mỹ, các công ty tương tự thì giải quyết nhiều thứ với các nhà cầm quyền như PayPal phải làm việc với từng bang trước đây. Ngoài ra, ở Trung Quốc, người dân không có nhiều thẻ tín dụng và không có các tổ chức thanh toán hùng mạnh có sẵn như Visa hay Master. Vì thế, cơ hộ nhiều cơ hội cho các fintech và từ đó ra đời những sàn phẩm thanh toán mà các nước Mỹ hay châu Âu còn phải học dài. Thêm đó, với việc có lịch sử tiêu dùng, các fintech này có thể cung cấp dịch vụ một loạt các dịch vụ khác. Ví dụ họ thể cho vay tới những người mà các ngân hàng không dám vì không có lịch sử chi tiêu.
Lời kết
Thú thật, mình không biết kết như thế nào. Nhưng, sau chuyến đi Trung Quốc và đọc tờ tạp chí này, hình dung của mình về Trung Quốc thực sự thay đổi. Một cuộc ganh đua có thể diễn ra, và hy vọng nước mình có thể có những nắm bắt phù hợp để tận dụng sự ganh đua này. Nhưng mình thấy nó cũng thật nguy hiểm nếu nước mình không có những bước đi đúng đắn, thì đất nước sẽ lại chìm trong những năm tháng không yên bình như “Vietnam War” — hay “Kháng chiến chống Mỹ” theo cách gọi của nước mình.