Chuyên mục
Chia sẻ

Chính phủ và cộng đồng start-up

Trong những ngày qua rất nhiều bạn bè của mình viết và chia vẻ về thông tin này “Không thể để startup ngồi ở Việt Nam, đóng thuế cho nước ngoài”. Rất nhiều nhân vật có tiếng trong mảng tech như  Hung Dinh, Nam Ster hay website tin tức TechInAsia cũng đề cập tới việc này.

Chính phủ quan tâm và sẽ có chính sách này nọ cho start-up là điều tốt nhưng mình nghĩ đây chỉ là giai đoạn khởi đầu và chưa có gì để gọi là… lạc quan. Dưới đây là những suy nghĩ về điều này của mình và nói chung là các bạn đừng có vội mừng.

Hình ảnh buổi họp về vấn đề này. Nguồn: Việt Hải - CafeF.
Hình ảnh buổi họp về vấn đề này. Nguồn: Việt Hải – CafeF.

Góc nhìn của mình

  • Đầu tiên start-up là gì? Nếu chỉ là khởi nghiệp thì mở shop bán quần áo ngoài chợ cũng là start-up. Nên start-up ở đây nên hiểu ra sao, là CNTT?
  • Nhìn lại lịch sử, lời nói của quan chức VN là không đáng tin.
    Đọc “Bên thắng cuộc” với mấy vụ đổi tiền, hay điển hình là các thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá, giá xăng dầu trong những năm gần đây sẽ thây rằng: Quan chức toàn nói một đằng làm một nẻo.
    Niềm tin tệ đến mức theo mình biết về tỷ giá có câu chuyện thế này: đừng nghe các quan chức nói mà hay theo dõi thị trường ngoại tệ (chợ đen) ở Hà Trung, Hà Nội.
    Các bạn làm start-up cũng dựa vào các dữ liệu lịch sử để dự đoán mà? Vậy thì hãy nên làm điều này với chính sách của nhà nước.
  • Người đứng đầu cho công cuộc đổi mới lần này là Vũ Đức Đam – ngôi sao đang lên.
    Nhưng nên nhớ mọi chính sách, quy định của Việt Nam và cỗ máy này hoạt động không phải ở một con người. Nhất là năm sau 2016 là Đại hội Đảng, nếu đồng chí Đam này hết giữ ghế thì sao? Ra quyết định nhiều khi nó còn là sự nèo lái của các nhóm lợi ích nữa.
  • Ai cũng cần phải sống, chính sách thì cần thời gian, chẳng lẽ gì mà tự nhiên người ta lại ào ạt đổ đến Hongkong, Singapore đăng ký kinh doanh.
    Không phải một ngày hai ngày có thể thay đổi điều này, cần có thời gian để cho chính phủ chứng minh rằng doanh nghiệp có thể tin tưởng vào chính sách của họ.

Một số ghi chép khác.

Theo mình, nên thận trọng, đừng vì ngẫu hứng của số đông mà hứng khởi quá mức. Nếu bạn làm sản phẩm cho thị trường nước ngoài thì dẫu đăng ký ở Việt Nam hay nước ngoài vẫn làm được. “Nhà” của bạn không tạo điều kiện cho bạn mà bạn vẫn muốn phát triển thì nên đi tìm nơi khác. Bạn yêu nước, nhưng những gì đất nước (chính xác hơn là quan chức) có tạo điều kiện cho bạn không?

Hai nhân vật nổi cộm lần này là Hung Dinh và Nam Ster đều có tai tiếng trong giới start-up VN nhưng công ty của họ đều đăng ký kinh doanh chính ở Úc và Mỹ đó nhé.

Note: mình chẳng phải làm start-up gì, nhưng đây là quan điểm của mình nhìn từ bên ngoài và dựa trên hiểu biết cá nhân. Mình tôn trọng đóng góp của mọi người và sẵn sàng thảo luận 🙂 .

Gửi phản hồi