Chuyên mục
Chia sẻ

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh): Ám ảnh!

Tâm trạng và cảm xúc trong và sau khi đọc cuốn tiểu thuyết này đó là: ÁM ẢNH.

Lần về ngày xưa, mình biết câu chuyện này khi học tiếng Anh trong buổi luyện Toefl của thầy Nghiêm. Nếu mình không nhầm, đó là một bài trích đọc kể về chiến tranh Việt Nam, kể về những khó khăn của thời chiến và có nhắc đến cuốn tiểu thuyết này. Lúc đó, thầy bảo hãy đọc cuốn sách này đi để mà hiểu chiến tranh là gì, nó khốc liệt như thế nào.

Bìa sách "Nỗi buồn chiến tranh". Nguồn ảnh: Internet.
Bìa sách “Nỗi buồn chiến tranh”. Nguồn ảnh: Internet.


Vậy mà… sau chừng ba, bốn năm… mình tình cờ nhìn tựa sách này trong hiệu sách nên đã mua và đọc.

Như nói ở trên, trong quá trình đọc cuốn tiểu thuyết, thực sự là mình cảm giác khó tả, cứ thấy nao nao, hãi hùng và luôn bị ám ảnh. Và ngay lúc này đây, trên chuyến tàu lên Hà Nội, khi kết thúc cuốn tiểu thuyết, cái giác ám ảnh này còn hơn bao giờ hết.

Vậy chiến tranh là gì? Nó chẳng phải là bản anh hùng ca để kể về những anh hùng lao mình lên không thiết tới bản thân mình. Nó là tình người, thèm cuộc sống, thậm chí đào ngũ để tìm lấy một chút không khí yên bình. Thực sự nó là một thứ ghê tởm đến cùng cực. Có đọc những dòng đầu tiên của cuốn tiểu thuyết mới thấy nó kinh hoàng ra sao, cái chết nó ở xung quanh như thế nào, người lính cũng có sự sợ hãi chứ – làm gì có toàn tiến lên, không biết sợ đâu…

Người lính – nhân vật chính trong câu chuyện này – đã có những cảm xúc và một tình yêu thật đẹp. Anh giữ nó và lấy nó làm mục tiêu trong cả cuộc chiến mà anh tham gia, trên dưới 10 năm. 10 năm đấy? Từ cái tuổi 17 cho đến gần 30. Quãng thời gian đẹp nhất của con người thì bị cầm tù trong cuộc chiến. Và sau cuộc chiến thì nó giết chết tâm hồn người lính, giết chết một tình yêu đẹp. Cón lại gì?

Câu chuyện cứ đan xen, lúc hiện tại lúc quá khứ, lúc ở chiến trường lúc còn thời học sinh, lúc có mặt ở ngày 30/04 lúc lại ở những ngày hòa bình. Đó dường như là sự bế tắc trong suy nghĩ người lính, luôn trong cảm giác lúc tỉnh lúc mơ, luôn trằn trọc và dằn vặt về quá khứ và hiện tại.

Một câu chuyện đáng để đọc và được “ám ảnh”. Không phải lẽ ngẫu nhiên mà nó lại được dịch sang tới 18 thứ tiếng.

(Trên đường Hải Dương – Hà Nội)
(05.06.2014)

The Sorrow of War (cuốn tiểu thuyết phiên bản tiếng Anh). Nguồn ảnh: Internet.
The Sorrow of War (cuốn tiểu thuyết phiên bản tiếng Anh). Nguồn ảnh: Internet.

Một số link tham khảo:

  • http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/ban-tung-ca-day-am-anh-20110529113026832.htm
  • http://www.tienphong.vn/van-nghe/nguoi-my-nghi-gi-ve-noi-buon-chien-tranh-192883.tpo

3 trả lời trong “Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh): Ám ảnh!”

Cuốn này mình đọc 2 lần. Lần 1 năm 2011, đọc được gần nửa thì bỏ dở vì đọc đến đoạn lính bắt được con khỉ về làm thịt thì phát hiện ra là người, shock quá nên tạm dừng. Lý do nghe hơi trẻ con nhưng thực sự là mình lúc đó cảm thấy không thể đọc tiếp được. Mãi đến năm 2014 mình mới đọc lại toàn bộ sách, nó vẫn mang lại rất nhiều cảm xúc. Hy vọng rằng, sẽ có nhiều hơn các tác phẩm Việt Nam mang đậm phong cách cá nhân như tác phẩm này.

Em cũng có những suy nghĩ như thế khi đọc xong cuốn sách này, một sự xúc động, ám ảnh và lắng đọng thật khó diễn tả. Cũng là trên chuyến tàu Hải Dương đi Hà Nội. Mong những người trẻ đều đọc cuốn sách này, đọc để suy ngẫm.

Hi Ngọc.
Cảm ơn bình luận của em, lâu lắm rồi mới có người bình luận về sách ở blog của anh. Nếu em cũng ở Hải Dương thì hy vọng có dịp gặp gỡ 🙂

Leave a Reply to Nguyễn Thị Hồng NgọcCancel reply