Chuyên mục
Chia sẻ

Sách “Nghệ thuật đầu tư Dhandho”

Cuốn sách “Nghệ thuật đầu tư Dhandho” của Mohnish Pabrai là một tác phẩm tập trung vào triết lý đầu tư được lấy cảm hứng từ các phương pháp kinh doanh của một nhóm người nhập cư Ấn Độ được biết đến là người Patel. Pabrai thảo luận về cách những người này, thông qua các dự án kinh doanh nhỏ, thể hiện những nguyên tắc của “dhandho” – một thuật ngữ Gujarati có nghĩa là “những nỗ lực tạo ra tài sản”.

Chuyên mục
Chia sẻ

Sách “Flow – dòng chảy”

Một tháng qua mình dành thời gian để hoàn thành cuốn sách này. Mình được một người bạn giới thiệu, sau đó thấy ở hiệu sách nên đọc luôn bản tiếng Việt. Về sách dịch này, một hai chương đầu đọc hơi ngang, dịch bị cứng, cảm giác như là dịch từng từ và người dịch không hiểu rõ thứ mình đang dịch. Tuy nhiên, các chương về sau thì khá ổn, các từ khó thì người dịch có để lại từ tiếng Anh kèm theo và viết đúng là… có “flow” hơn.

Chuyên mục
Chia sẻ

Sapiens: Lược Sử Loài Người

Một cuốn sách rất đáng đọc! Đã lâu lắm rồi mình mới lại ngấu nghiến đọc một cuốn sách từ đầu đến cuối. Hơn 500 trang mà mình đọc trong chưa đến một tuần.

Khung cảnh đặc biệt đằng sau cuốn sách, haha!
Chuyên mục
Chia sẻ

Tiểu thuyết “Bay trên tổ chim cúc cu”

Quyển này mình được tặng vào đầu năm 2013. Mình đã cố đọc vài lần nhưng không đọc được vì không thể hiểu cái chuyện về một nhóm người điên thì có gì hay ho mà lại thành kiệt tác? Nhưng nó được list vào danh sách 100 sách được recommend bởi BBC hay một trang báo nổi tiếng nào đó, nên mình chỉ biết là sẽ đọc một ngày nào đấy. Và ngày đó là chuyến đi vượt Thái Bình Dương của mình gần đây khi mình dành thời gian để đọc quyển tiểu thuyết này trên máy bay hay những lúc rảnh rỗi.

Đọc cuốn tiểu thuyết này trong lúc chờ nối chuyến.
Chuyên mục
Chia sẻ

Sách “Lối sống tối giản của người Nhật”

Có một dạo, mình thấy liên tục bạn bè đăng ảnh hết trên Facebook rồi Instagram về cuốn sách này. Mấy người bạn thân của mình cũng đọc và bảo mình có thời gian thì xem thử. Nhìn chung, mọi người đúng là nên đọc hoặc ít nhất biết tới khái niệm này. Riêng cá nhân mình, những gì trong cuốn sách không có gì mới lạ lắm. Ngoài ra, mình có cảm giác tác giả có nhiều chi tiết và nội dung cứ nói đi nói lại, mình đọc thấy hơi mất thời gian.

Nguồn ảnh: yeutre.vn
Chuyên mục
Chia sẻ

Emanuelle (tiểu thuyết)

Đây là một tiểu thuyết dâm tình (hay các tên khác như truyện sex, truyện khiêu dâm). Mình dành gần hai năm để đọc. Có một dạo đọc liên tục, xong dừng lại, rồi lại đọc tiếp. Mình chưa đọc “50 sắc thái” nhưng nghĩ là nếu có “ghê ghê” thì “Emanuelle” cũng chỉ ngang ngang với truyện này thôi. Sau khi đọc review mới biết thêm, bộ phim chuyển thể từ truyện được coi là phim thành công nhất của điện ảnh Pháp trên thế giới, đến mức có cả hàng triệu đàn ông Pháp xếp hàng chờ xem.

Đoạn thắc mắc giữa một cô bạn và chồng của Emanuelle.
Đoạn thắc mắc giữa một cô bạn và chồng của Emanuelle.
Chuyên mục
Chia sẻ

Các luật của sự đơn giản – John Maeda

Cuốn sách này có tên tiếng Anh là The Laws of Simplicity (Simplicity: Design, Technology, Business, Life) – hiện tại chỉ có thể tìm thấy sách này trong tiếng Anh, chưa được dịch ra tiếng Việt. Chỉ có một chương đầu được dịch do bạn dịch giả quá thích nó, nhưng không có quá nhiều thời gian.

the-laws-of-simplicity

Chuyên mục
Chia sẻ

Ra biển và đọc sách “Khi mặt trời lên”

Mình được tặng cuốn sách “Khi mặt trời lên – Sự thật nhân quả, quả báo nhãn tiền, quả báo trả liền…” khi đến Việt Nam Phật Quốc tự trong chuyến đi khám phá Ấn Độ và Nepal hồi tháng tư vừa rồi. Sau hẳn ba tháng, giữa bãi biển vắng và đầy nắng, mình mới có thể đọc cuốn sách này. Với mình, mọi chuyện về cuốn sách và không gian đều thú vị.

Sách "Khi mặt trời lên". Nguồn ảnh: phattuvietnam.net.
Sách “Khi mặt trời lên”. Nguồn ảnh: phattuvietnam.net.

Chuyên mục
Chia sẻ

Hồi ức của một geisha

Chắc cụm từ geisha không ít người đã nghe nói đến, nhưng hiểu rõ được công việc này nghĩa là gì thì chưa chắc. Thì đây, cuốn sách khắc họa lại công việc của một geisha, những cảm xúc rất con người, những yêu ghét, những hy vọng và ham muốn.

Tóm lại geisha là người mua vui cho các ông khách đến giải trí. Mua vui theo đúng nghĩa đen, không liên quan một tý gì đến… sex. Thực ra chẳng có từ nào tương đương trong tiếng Việt cả vì đây là nghề đặc thù, riêng biệt của Nhật; nhưng đôi khi từ geisha được Việt hóa thành “kỹ nữ Nhật Bản” tạo nên sự hiểu nhầm liên quan tới… sex.

Sách "Hồi ức của một geisha"
Sách “Hồi ức của một geisha”