Chuyên mục
Chia sẻ

Sapiens: Lược Sử Loài Người

Một cuốn sách rất đáng đọc! Đã lâu lắm rồi mình mới lại ngấu nghiến đọc một cuốn sách từ đầu đến cuối. Hơn 500 trang mà mình đọc trong chưa đến một tuần.

Khung cảnh đặc biệt đằng sau cuốn sách, haha!

Tác giả Yuval Noah Harari xâu chuỗi các thông tin từ khảo cổ học, sinh học, tôn giáo, khoa học, chính trị, v.v. để kể một câu chuyện rất hấp dẫn về lịch sử con người từ khi chỉ là một loài động vật không hơn các giống loài khác, cho đến các bước ngoặt lịch sử, và như dòng cuối cùng của cuốn sách – trở thành “Chúa trời”.

Mình trích dẫn vài điểm mấy thấy hay và mới mẻ dù toàn bộ cuốn sách là một góc nhìn rất thú vị và khách quan của tác giả.

Một trích đoạn của cuốn sách!
  • Bộ não con người chỉ chiếm 2-3% trọng lượng cơ thể nhưng tiêu tốn tới 25% năng lượng. Thảo nào, nhiều lúc tập trung làm việc mình còn thấy đói hơn cả đi thể thao!
  • Loài người có đôi bàn tay khéo léo và tầm nhìn cao, cộng với hộp sọ lớn. Những điều này con người phải trả giá bằng các bệnh đau lưng và vôi hoá cột sống. Trước đây, mình cứ nghĩ là đó là chuyện bình thường của tuổi già, nhưng rõ ràng có những nguyên nhân rõ ràng hơn như ở đây nói.
  • Dáng đi thẳng khiến cho đường sinh nở của phụ nữ bị hẹp đi, và điều này càng gây khó khăn khi mà trẻ sinh ra có đầu lớn hơn. Chết khi sinh nở trở thành mối nguy hiểm với phụ nữ. Và vì thế chọn lọc tự nhiên ưu tiên sinh non khi não trẻ còn nhỏ và mềm. Một so sánh thú vị là con người phải mất nhiều năm được nuôi dưỡng bảo vệ thì mới có khả năng đầy đủ, trong khi các động vật khác như ngựa hay mèo có thể đi lại và kiếm ăn chỉ sau vài tuần tuổi.
  • Khoan dung không phải đặc trưng của con người, nên con người đã tìm cách tiêu diệt các giống người khác! Thời kỳ hiện nay, đánh nhau cũng chỉ vì khác biệt về tôn giáo, màu da, hay ngôn ngữ thì đúng là hoàn toàn có thể hiểu được hành động diệt chủng đối tượng khác.
  • Đây có lẽ nhận xét nổi bật nhất! Con người sống trong trí tưởng tượng của chính họ tạo ra để duy trì và phát triển xã hội. Các khái niệm ví dụ như quốc gia, công ty, tiền tệ, v.v. đều là sản phẩm của quy ước chung của người. Tuy nhiên, chính sự tưởng tượng này kết nối con người và giúp họ có sức mạnh tập hợp phi thường. Đúng là hãy nhìn xem một tàu vũ trụ cất cánh được tới Mặt trăng thì là sự tập hợp của không biết bao nhiêu nghìn hay thậm chí triệu con người kết hợp với nhau qua các giai đoạn. Và điều này, cũng có thể giải thích được tại sao mà các công ty, muốn kết nối mọi người và phát triển, thì phải có tầm nhìn rồi sứ mệnh!
  • Quá trình nông nghiệp hoá rồi công nghiệp hoá khiến mỗi con người có những kỹ năng đặc biệt riêng để sản xuất rồi đi trao đổi giá trị sản xuất đó cho những người khác. Nhưng trái lại cuộc sống chưa chắc đã an nhàn hơn so với người cổ đại, khi họ có thể làm việc ít thời gian hơn, sống cuộc sống vẫn no đủ.
  • Có những bằng chứng rõ ràng cho thấy, mỗi khi con người phát hiện ra vùng rất nào mới thì… các sinh vật ở đó sẽ bị dồn đến mức tuyệt chủng vì khả năng tập hợp để giết con mồi. Đơn cử như voi ma mút! Có thể nói… con người là loài giết chóc nhất trong biên niên sử sinh học.
  • Tiếp tục là sự tưởng tượng, tác giả lấy ví dụ về điều luật của một chế độ ngày xưa Hammurabi khi phân chia xã hội thành 3 giai cấp gồm người ưu tú, thường dân, và nô lệ. Và điều thú vị khi so sánh với tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ khi nói về bình đẳng, hạnh phúc, và tự do. Tất cả, sau khi phân tích, thì đều là “trật tự tưởng tượng” do con ngừoi tạo ra.
  • Tác giả có một chương viết về “tiền” – cũng là một phát minh vĩ đại của loài người để làm tăng khả năng trao đổi giữa mọi người. Nhưng việc phát hành ra tiền không có bản vị, tức là chỉ được đảm bảo bằng niềm tin của nhà nước hay nhà vua thời xưa, lại là một bước phát triển tiếp theo. Sau đó là sự bùng nổ của tiền nhờ cách các ngân hàng hoạt động thì một đồng tiền có thể đẩy vòng quay tiền tệ lên gấp 9-10 lần.
  • Và “tín dụng” cũng là một phát minh sáng chế đặc biệt của con người. Chính nhờ “tín dụng” mà các công ty ở các đế quốc có tiền để đi xâm phạm và thuộc địa hoá các nước khác.
  • Tiếp theo là nói đến toán học đã ảnh hưởng tới các ngành khoa học chính xác như vật lý ra sao. Và động lực đầu tiên của toán học… là giúp các vị vua có thể kiểm soát được thuế mà dân cư của họ. Khi mà không giải quyết được những thứ phức tạp và không thể chính xác thì con người lại tìm tòi và phát triển ngành toán học xác suất thống kê! Ứng dụng đầu tiên của xác suất thống kê có vẻ liên quan đến việc hành thành các công ty bảo hiểm! Quá tuyệt diệu.
  • Rồi chính các ngành khoa học có được sự chứng minh và xác thực đã phát triển mạnh mẽ, cùng với sự thúc đẩy của các bên làm kinh tế (để kiếm lợi nhuận) và chính các đảng phải chính trị (để làm chiến tranh) đã giúp chúng ta đạt được đến những thành tựu có thể nói là khủng khiếp như… đưa người ra khỏi không gian, máy vi tính, lai giống gien, v.v.
  • Sau năm 1908, và đặc biệt là sau 1945, sự tham lam của chủ nghĩa tư bản đã phần nào được kiếm chế, ít nhất là do sự sợ hãi trước chủ nghĩa cộng sản. Thật thú vị! Nếu không có chủ nghĩa cộng sản thì đúng là thực sự như Việt Nam mình vẫn trong ách đô hộ của Pháp quá!
  • Tác giả viết nhiều lần và nhấn mạnh việc con người phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhưng rất vô tội vạ, không quan tâm đến giống loài khác. Ví dụ như việc nuôi bò sữa, nuôi lợn, rồi gà trong các khu chăn nuôi công nghiệp đã gây tổn hại đến tinh thần đến chúng bao nhiêu. Cũng rất thú vị khi tác giả có nhận xét là nhờ con người thuần hoá các loài đó nên chúng có khả năng phát triển mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử sinh học, khắp mọi nơi trên thế giới.

2 trả lời trong “Sapiens: Lược Sử Loài Người”

Gửi phản hồi