0

Cách sử dụng Google Analytics để cải thiện chiến lược Content của bạn

Có nhiều cách để làm content marketing tốt hơn. Bạn có thể công khai cạnh tranh với đối thủ của mình, tái sử dụng các mẩu thông tin  nhỏ thành dạng khác hoặc tạo ra những loại content chưa có ai làm. Tuy nhiên, không có gì tốt hơn hướng tiếp cận dữ liệu. Việc phát triển một chiến lược content dựa trên dữ liệu tốt hơn là dựa trên trực giác, nó cho phép bạn biết nhiều hơn về khách hàng mục tiêu của mình, tìm ra thứ mà khách hàng muốn từ bạn, những thứ có thể kết nối khách hàng với bạn nhiều hơn, và thậm chí chỉ ra làm thế nào để khách hàng có thể nhận ra công ty bạn ngay tức thời.

img1

Dữ liệu từ Google Analytics có thể giúp bạn:

  • Tạo ra nhiều content sáng tạo hơn.
  • Xác định chủ đề và định dạng nào nên tập trung nhất.
  • Xác định các yếu tố mà bạn nên thay đổi hoặc loại bỏ hoàn toàn.
  • Quyết định chiến lược chắc chắn hơn.

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách dùng Google Analytics để tìm kiếm dữ liệu mà bạn cần và từ đó nâng tầm chiến lược content của mình.

Xác định content phổ biến nhất của bạn

Theo như Content Marketing Institute, chỉ 20% content sẽ chiếm phần lớn traffic của bạn.

Đây là những trang có thứ hạng tìm kiếm cao trong các kết quả tìm kiếm, được chia sẻ, được tham khảo bởi các tác giả khác và được giới thiệu bởi người đọc.

Các báo cáo Behavior trong Google Analytics có thể giúp bạn xác định chúng trên trang web của mình.

img2Để đánh giá độ phổ biến bài viết của bạn:

  1. Đi tới Behavior > Site content > All Pages tab.
  2. Nếu có thể, lọc các kết quả để chỉ hiển thị bài viết blog. Ví dụ, nếu trang web của bạn sử dụng tiền tố URL /blog/, bạn chỉ cần hiển thị các URL bắt đầu bằng /blog/
  3. Sắp xếp lượt truy cập  bằng Unique Pageviews.

Google Analytics sẽ chỉ ra một danh sách các bài viết blog của bạn được sắp xếp theo thứ tự trafic, và chỉ ra cho bạn nội dung phổ biến nhất trên trang web. Hơn nữa, click vào biểu tượng so sánh (Comparison), bạn có thể so sánh hiệu quả của mỗi trang web với con số trung bình.
img3

Bạn sẽ làm gì với những dữ liệu này:

  • Tìm ra các topic mà người xem quan tâm nhất.
  • Đánh giá top bài viết hiệu quả và xem nếu bạn có thể cập nhật chúng hay không (ví dự như  thêm ảnh, số liệu, bản đồ, video, trích dẫn hoặc xóa định dạng), làm chúng thêm hấp dẫn với người xem hơn nữa.
  • Cải thiện liên kết nội bộ bằng cách gắn các liên kết có liên quan.
  • Xác định nội dung kém phổ biến nhất và cố gắng tìm ra lý do cho việc đó. Và ai biết được, có thể có nhiều cách mà bạn có thể cập nhật và làm nó hấp dẫn hơn.

Tìm ra những loại content phổ biến nhất

Phân tích những bài viết phổ biến nhất của bạn là một cách để nâng cao sự gắn kết với khách hàng.

Một cách khác là xem xét rộng hơn và đánh giá xem chuyên mục, thể loại, hay tag nào hấp dẫn nhất.

Google Analytics cung cấp tính năng Content Grouping. Công cụ này cho phép nhóm những nội dung có liên quan theo định dạng, chuyên  mục, hoặc thậm chí là một chiến dịch bạn đã chạy, và sau đó đưa ra dữ liệu tổng hợp cho toàn bộ nhóm và từng URL riêng lẻ trong nhóm.

Bạn có thể, ví dụ, nhóm nội dung theo chuyên mục hoặc tag để tìm ra các chủ đề mà người xem thấy hấp dẫn. Hoặc thu thập dữ liệu về loại content cụ thể để đo hiệu quả chung và ảnh hưởng của nó tới chiến lược của bạn.

Bạn nên làm gì với những dữ liệu này:

Bạn có thể biết được các chuyên mục hay loại content hấp dẫn nhất và sử dụng thông tin này ra các quyết định về chiến lược trong tương lai. Trong bài viết này bạn sẽ tìm được ví dụ thiết thực về sử dụng Content Grouping với những loại doanh nghiệp khác nhau.

Tìm những bài viết chuyển đổi tốt nhất

Nhiều khả năng, mục đích content của bạn không chỉ là cung cấp thông tin cho khách hàng. Bạn muốn thu hút khách hàng tới thương hiệu của mình, định vị công ty bạn là chuyên gia và gia tăng niềm tin, và thuyết phục mọi người hợp tác với bạn. Google Analytics cung cấp cho bạn thông tin về content giúp bạn đạt được những mục tiêu đó.

Để có được dữ liệu này, trước hết bạn cần thiết lập những mục tiêu cụ thể trong Google Analytics.

Một số ví dụ của mục tiêu content marketing tốt:

  • Số lượng truy cập trên một trang cụ thể
  • Đăng ký / chuyển đổi.
  • Dành thời gian nhất định trên một trang
  • Tải một tài liệu hoặc thưc hiện hành động cụ thể khác
  • Xem video…

Nói chung, mục tiêu của bạn nên liên quan tới mục tiêu bạn muốn khách truy cập hoàn thành trên một trang. Ví dụ, nếu bạn muốn họ click vào banner và tìm hiểu thêm về sản phẩm của bạn, thì hãy thiết lập đó là mục tiêu của bạn. Nếu bạn muốn họ đăng ký cho một bản tin, bạn nên theo dõi khách truy cập trên trang đăng ký. Và nếu mục tiêu của bạn là tăng sự gắn kết, hãy thiết lập mục tiêu đo lường để xem họ ở lại trang của bạn đủ lâu.

Sau khi Analytics đã tập hợp dữ liệu trên mỗi bài viết, đi tới Conversions > Goals và kiểm tra hiệu quả của mỗi trang.

Bạn nên làm gì với những dữ liệu này:

Phân tích các mục tiêu cho phép bạn thấy được nội dung nào giúp đạt được các mục tiêu của website.

Cùng với kiến thức này bạn có thể :

  • Quyết định tạo ra nhiều nội dung tương tự hơn
  • Kiểm tra các phương pháp khác để tìm cách tăng hiệu quả trên các nội dung có kết quả không tốt
  • Sử dụng dữ liệu này lên kế hoạch, mục tiêu và chiến lược

Thiết lập các mục tiêu cho toàn bộ các Call-to-Action( CTAs)

Hãy chắc chắn bạn đang thiết lập mục tiêu cho toàn bộ tương tác mà khách hàng có thể có được với nội dung của bạn. Để minh họa làm thế nào bạn có thể xác định mục tiêu cho nội dung của mình, phần phía sau sẽ giới thiệu một ví dụ từ Buffer blog:

Trên cùng là một CTA rất rõ ràng để lên  lịch trình bài viết của bạn với Buffer. Do vậy,  chúng tôi muốn chắc chắn rằng bạn đang đo lường nó như là một mục tiêu trong Google Analytics nếu như đây là blog của chúng tôi.

Bên trái chúng ta thấy các widget mạng xã hội. Một lần nữa, bạn muốn chắc chắn rằng chúng ta đang đo lường các báo cáo mạng xã hội bên trong Google Analytics, bởi vì chúng tôi muốn hiểu sự gắn kết.

img4Nếu chúng ta đi xuống dưới bài viết đặc biệt này, chúng ta sẽ thấy một video. Vì vậy chúng tôi muốn đo lường xem có hay không mọi người đang xem nội dung video.

img5

Cho đến nay chúng tôi đã có 3 lĩnh vực quan trọng mà chúng tôi đang đo lường để hiểu rõ của sự gắn kết của mọi người với nội dung của chúng tôi.

Nếu chúng ta đi xuống hơn nữa, chúng ta cũng sẽ thấy:

  • Phần bình luận
  • Form email đăng ký bản tin.
  • CTA để lên lịch bài viết.

img6

img7

Chúng tôi muốn có trong tay các báo cáo cho toàn bộ của tương tác đang diễn ra. Do vậy tchúng tôi hoàn toàn khuyến khích bạn dành thời gian xem xét các trang web của bạn và ghi lại những vấn đề khác biệt. Sau đó bạn sẽ đo lường chúng với Google Analytics.

Tìm hiểu nội dung của bạn có tối ưu  cho người dùng di động hay không

Theo Smart Insights, phương tiện truyền thông di động đã vượt qua máy tính để bàn và các phương tiện truyền thông khác. Nhưng đây mới là điều quan trọng: Người dùng di động không tương tác với nội dung giống như cách người sử dụng máy tính. Do vậy, việc của bạn là điểu khiển người dùng di động tham gia vào nội dung của bạn như người dùng máy tính.

Để kiểm tra sự tương tác của điện thoại của mình, bạn đi đến Audience > Mobile > Overview. Sau đó, chọn xem Performance để lấy dữ liệu bạn muốn: số lượng người dùng mới, tỷ lệ thoát, lượt xem, thời gian xem và thậm chí hoàn thành mục tiêu.

img8

Bạn có thể làm gì với dữ liệu này:

Bằng cách phân tích sự tương tác người dùng, bạn có thể đưa ra quyết định tạo ra nhiều nội dung thân thiện với di động hơn hay không.

Kết luận

Có nhiều cách để giúp nội dung tốt  hơn. Nhưng không gì có thể tốt hơn chiến lược phát triển dựa trên dữ liệu người dùng của bạn, nội dung họ ưa thích, và kỳ vọng của họ.

Và nếu bạn đang băn khoăn có được dữ liệu đó từ đâu, hãy tìm tới các báo cáo Google Analytics. Nền tảng này cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn có thể sử dụng để cải thiện chiến lược của mình.

(Bài dịch từ “How to Use Google Analytics to Improve Your Content Strategy” – SEMrush). 

Ngoc Ha

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *