Mua hai cuốn sách là cuốn này “Tôi là một con lừa” và “Con đường Hồi giáo” để tìm hiểu thêm về Trung Đông và thế giới Hồi giáo. Nhưng thực ra quyển này không có gì là Trung Đông hay Hồi giáo, chỉ đơn giản là câu chuyện về các chuyến đi và một số quan điểm sống của tác giả.
Về cá nhân, mình thấy bản thân mình có một số điểm giống tác giả Nguyễn Phương Mai và muốn viết ở đây chút.
Bìa sách “Tôi là một con lừa”. Nguồn ảnh: Internet.
Trong những ngày qua rất nhiều bạn bè của mình viết và chia vẻ về thông tin này “Không thể để startup ngồi ở Việt Nam, đóng thuế cho nước ngoài”. Rất nhiều nhân vật có tiếng trong mảng tech như Hung Dinh, Nam Ster hay website tin tức TechInAsia cũng đề cập tới việc này.
Chính phủ quan tâm và sẽ có chính sách này nọ cho start-up là điều tốt nhưng mình nghĩ đây chỉ là giai đoạn khởi đầu và chưa có gì để gọi là… lạc quan. Dưới đây là những suy nghĩ về điều này của mình và nói chung là các bạn đừng có vội mừng.
Hình ảnh buổi họp về vấn đề này. Nguồn: Việt Hải – CafeF.
Mình đọc và nghiền ngẫm hai cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức mất đến tận nửa năm. Thực ra đọc thì rất nhanh nhưng mình cố gắng chậm rãi để suy nghĩ với những gì thấy ở hiện tại. Cuốn sách bắt đầu bằng một nhận định rất cuốn hút, đại ý là: Bên thắng cuộc có thực sự thắng cuộc hay chăng đó là một sự may mắn cho chính bên thắng cuộc?
Trước khi đi vào chi tiết thì cần nói thêm là hai cuốn sách này do tác giả Huy Đức viết. Huy Đức vẫn đang sống, làm việc và tham gia các hoạt động như bình thường ở Việt Nam. Cuốn sách này không được phép xuất bản ở Việt Nam, nhưng dường như không hẳn phải là sách cấm.
Giải phóng và Quyền bính: Hai cuốn sách của “Bên thắng cuộc”. Nguồn: Internet.
Tâm trạng và cảm xúc trong và sau khi đọc cuốn tiểu thuyết này đó là: ÁM ẢNH.
Lần về ngày xưa, mình biết câu chuyện này khi học tiếng Anh trong buổi luyện Toefl của thầy Nghiêm. Nếu mình không nhầm, đó là một bài trích đọc kể về chiến tranh Việt Nam, kể về những khó khăn của thời chiến và có nhắc đến cuốn tiểu thuyết này. Lúc đó, thầy bảo hãy đọc cuốn sách này đi để mà hiểu chiến tranh là gì, nó khốc liệt như thế nào.
Bìa sách “Nỗi buồn chiến tranh”. Nguồn ảnh: Internet.
Gần hai năm sau sự ra đi của Steve Jobs, mình mới đọc cuốn sách về tiểu sử Steve Jobs. Và phải khoảng nửa năm tiếp theo thì mình mới hoàn thành cuốn sách này.
Những trang đầu tiên về Steve Jobs kể về những câu chuyện thời quá khứ, những năm 60 – 70 thế kỷ trước, không hấp dẫn mình cho lắm. Có thể một phần là mình sinh ra và lớn lên không ở giai đoạn này, không hiểu được hết các ý nghĩa của việc đột phá trong công nghệ. Phần mình thấy hấp dẫn nhất là khoảng 30% cuối cùng, kể từ khi Steve Jobs từ Pixar trở về Apple, mình đọc 30% này chỉ trong khoảng hai tuần.
Một phần của trang tưởng nhớ về Steve Jobs trên website Apple.
Ở bài viết trước, mình đã viết về cách học về từ vựng, phát âm và ngữ pháp khi học tiếng Anh. Nếu bạn chưa đọc bài viết này, bạn nên đọc bài viết đó trước để đảm bảo sự liền mạch.
Trong bài viết này mình sẽ trình bày chi tiết về cách mình học cho các kỹ năng đọc, nghe, nói và viết.
Đầu tiên, trước khi chia sẻ về kinh nghiệm học tiếng Anh của mình, mình muốn điểm qua về tình hình và khả năng của mình ở thời điểm bắt đầu thực sự học tiếng Anh.
Hồi học THPT, mình được nhận định là “một cây Anh” ở một lớp khối A (Toán, Lý và Hóa). Nhưng xuất phát điểm ở một tỉnh lẻ, tới các cô giáo tiếng Anh còn phát âm sai be bét, lên tới đại học, mình nhận ra trình độ tiếng Anh của mình thực sự:
Ngữ pháp: siêu căn bản, được học về các thì nhưng chẳng biết dùng.
Nghe nói: phát âm sai loạn xạ, không đúng một từ nào; và lẽ dĩ nhiên, nghe “ta” nói thì hiểu lơ mơ (nếu “ta” cũng phát âm sai), nghe “tây” nói thì nhận định không phải là tiếng Anh, nói thì không hơn cụm “Hello. How are you? I’m fine. Thank you”, mà nói xong “tây” cũng không hiểu nốt.
Đọc viết: văn bản mà có 10 câu thì chắc chắn 90% số từ không biết, viết thì càng không biết gì.
Mượn quyển truyện của bạn đến hai, ba tháng rồi mà chả có thời gian đọc. Quyết tâm mang về nhà dịp Tết này để đọc, ai ngờ lại đọc nhanh sớm quá vì… không hẹn gặp gỡ được bạn bè nào.
Truyện ‘Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ’. Ảnh: sưu tầm.
Cứ đến dịp khoảng cuối thu đầu đông là món rươi lại ít nhiều trở thành tâm điểm trong các câu chuyện ở gia đình mình. Rươi có đặc điểm là chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian này trong năm. Vì thế kể từ khi có tủ lạnh là nhà mình thường chọn vào dịp giá rươi xuống thấp nhất thì mua khoảng vài cân, sau đó để tủ lạnh ở ngăn đá và lấy ra ăn dần. Có năm đến tận tháng 4, tháng 5 năm sau, nhà mình vẫn có rươi (ướp lạnh) để ăn.