0

Phân tích từ khóa “Not Provided” thế nào?

Google Analytics (GA) là một công cụ tuyệt vời cho bất kỳ ai sở hữu website. Tuy nhiên, trong Google Analytics có một phần đang ngày càng làm cho những người phân tích web bối rối và khó chịu, đó là từ khóa “not provided” – một từ khóa gần như không có giá trị để tìm hiểu hơn về thứ mà người dùng đang tìm kiếm.

Có một điều cần lưu ý: “not provided” chỉ xuất hiện với các kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search), KHÔNG xảy ra đối với các quảng cáo trả tiền của Google Adwords.

"Phá khóa" các từ khóa "Not-provieded".

“Phá khóa” các từ khóa “Not-provieded”. Nguồn ảnh: cardinalpath.com

Tại sao dữ liệu bị ẩn đi và chỉ còn “Not Provided”

Vào tháng 10 năm 2011, Google thay đổi cách cung cấp thông tin tìm kiếm cho các công cụ phân tích web để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

Nếu một ai đó đăng nhập vào một sản phẩm của Google (như Gmail, Youtube… ) khi tìm kiếm thì họ sẽ được chuyển sang dùng SSL. Vì thế, các dữ liệu về giới thiệu (referral data) sẽ bị ẩn đi với các tìm kiếm này. Dữ liệu về giới thiệu bao gồm các thông tin rất hữu dụng như từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm. Google vẫn có được nhữn thông tin này nhưng những người quản lý GA không thể xem được.

Dữ liệu bị thiếu này để làm cho chúng ta rất khó xác định ROI của một từ khóa cụ thể được xếp hạng cao ở các kết quả tìm kiếm tự nhiên (SERP).

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm một số giải pháp để hiểu hơn người dùng đằng sau từ khóa “not provided”.

 

“Mở khóa” các kết quả “Not Provided”

Trước khi đọc thêm về các hướng dẫn ở dưới, bạn nên xem lại số lượng các từ khóa được liệt kê là “not provided” và liệu chúng có đang tăng lên hay không. Công việc này để giúp bạn xem có đáng để dành thời gian “biên dịch” lại các kết quả hay không.

Phương pháp #1: Hiểu hành vi của người dùng từ các báo cáo về Landing Page (trang đích)

Cách đầu tiên là xem các kết quả “not provided” để thu thập các thông tin khác về các khách truy cập và những gì họ đã làm trên website.

Danh sách các từ khóa được tìm kiếm trên GA. Nguồn: KISSmetrics

Danh sách các từ khóa được tìm kiếm trên GA. Nguồn: KISSmetrics

Phương pháp này được giới thiệu chi tiết tại blog của Dan Barker:

  1. Truy cập vào tài khoản GA -> Admin -> Profiles (nay là Views)
  2. Click vào Profile (View) mà bạn muốn xử lý, sau đó chọn tab Filters
  3. Tạo một bộ lọc (filter) mới cho tài khoản GA của bạn như ở dưới
Hướng dẫn thiết lập bộ lọc.

Hướng dẫn thiết lập bộ lọc.

Mục đi của bộ lọc này là để trích xuất dữ liệu từ khóa “not provided”: từ khóa “not provided” sẽ được thay thế thành thông tin dạng “np – link của landinpage”. Ví dụ: từ khóa “not provided” tương ứng với landing page http://www.example.com/landing-page.html thì sẽ được viết lại và khi nhìn báo cáo GA sẽ là “np – /landing-page.html”.

Mặc dù thông tin này không cho chúng ta từ khóa chính xác là gì nhưng cũng giúp chúng ta hiểu hơn về việc các lượt trup cập sẽ đi tới đâu và dùng các kỹ thuật khác để tìm hiểu sâu hơn.

Chú ý: bộ lọc này không áp dụng được với các dữ liệu cũ, bạn chỉ nhìn thấy các từ khóa này thay đổi đối với các lượt truy cập mới.

Có một phương pháp tương tự trên blog của Aninash Kaushik để tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa các landing page và từ khóa “not provided”.

Phương pháp #2: Sử dụng dữ liệu “Nguồn lưu lượng truy cập” (Traffic Sources)

Trong GA, nguồn dữ liệu thứ hai có thể giúp bạn giải mã các từ khóa truy cập nhiều nhất. Báo cáo Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization report) được tạo ra cho mục đích này, đặc biệt là phần “Truy vấn” (Queries Report).

Báo cáo Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - Search Engine Optimization report.

Báo cáo Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – Search Engine Optimization report.

Dữ liệu ở báo cáo này chậm hơn 2 ngày so với ngày hiện tại khi xem GA. Nếu bạn quản lý một website có lượng truy cập lớn thì báo cáo “Nguồn lưu lượng truy cập” sẽ không đưa cho các bạn các thông tin đầy đủ để có thể phân tích chính xác các truy vấn (queries) và trang đích (landing page) vì GA chỉ cung cấp hữu hạn các kết quả ở trang này.

Tuy nhiên, với nhưng website nhỏ, báo cáo này rất giá trị, cung cấp một hiểu biết căn bản về điều gì đang xảy ra với các truy cập từ nguồn tìm kiếm tự nhiên trên website.

Phương pháp #3: Phân tích dữ liệu AdWords

Như đã viết ở đầu bài viết, “not provided” chỉ là vấn đề với các kết quả tìm kiếm tự nhiên. Các kết quả tìm kiếm trả tiền (paid search) không bị ảnh hường. Điều đó nghĩ là bạn có thể loại bỏ những vấn đề của “not provided” bằng cách trả tiền cho Adwords và đo lường hiệu quả của các từ khóa thông qua PPC (Pay Per Click). Chúng được thể hiện ở GA qua báo cáo Truy vấn tìm kiếm được đối sánh (tên hơi “củ chuối” nhưng là nguyên gốc tiếng Việt trên GA, tên tiếng Anh là Matched Search Queries).

Phân tích dữ liệu AdWords.

Phân tích dữ liệu AdWords.

Chú ý: đây không phải là phương pháp chính xác hoàn toàn. Dữ liệu hiển thị trong AdWords chỉ là các truy cập mà bạn đã trả tiền – KHÔNG phải là từ nguồn tìm kiếm tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tiền để tìm phân tích từ khóa, thì đó cũng là một cách để tăng sự hiểu biết của bạn về hành vi của người dùng và tăng ý nghĩa của việc phân tích SEO.

Phương pháp #4: Sử dụng Webmaster Tools

Công cụ Webmaster Tools của Google không thể đầy đủ như ở GA nhưng trong trường hợp này các chỉ số ở đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các từ khóa. Đặc biệt, bạn có thể một cái nhìn rất tổng quát về các từ khóa đang dẫn người truy cập tới website ở menu Traffic -> Search Queries.

Dữ liệu ở Webmaster Tools.

Dữ liệu ở Webmaster Tools.

Trong biểu đồ ở dưới, bạn sẽ thấy mức độ hiệu quả của các từ khóa trên website của bạn:

Dữ liệu ở Webmaster Tools.

Dữ liệu ở Webmaster Tools.

Bảng thông tin này sẽ cho bạn thông tin về CTR của các từ khóa trên trang tìm kiếm của Google. Đôi khi chỉ cần một chút chăm chút cho thẻ title và description sẽ giúp bạn tăng CTR của những từ khóa này. Một chỉ số nữa mà Google Webmaster Tools có thể cho bạn biết đó là gần đúng số tìm kiếm cho các từ khóa của bạn. Nếu bạn biết một từ khóa cụ thể nào đó đang thu hút được một lượng lớn số tìm kiếm, thì nó có thể là cơ sở để bạn cố gắng đẩy từ khóa đó lên trong SEO.

Kết luận

Từ khóa “not provided” là một chủ đề vẫn còn đang gây tranh cãi, và chắc chắn sẽ không có một cách nào có thể truy cập vào dữ liệu này một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bạn đang mất đi một lượng lớn dữ liệu thống kê vì “not provided”, thì chắc chắn đây là đúng là bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về vấn đề này. Áp dụng một hoặc tất cả những cách ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các kết quả tìm kiếm và có một cái nhìn tốt hơn vào những phần dữ liệu bị mất.

Bài dịch từ How to Unlock Your ‘Not Provided’ Keywords in Google Analytics của tác giả Claire Broadley.

Bạn có giải pháp gì về “not-provided keyword” nữa không? Hãy comment và cho VietAnalytics biết ở dưới nhé. 

Dat Hoang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *